Vì sao giá Cua hoàng đế đỏ – Red King Crab lại đắt nhất?

Cua Hoàng Đế Đỏ – Red King Crab là loài cua dũng mãnh được thế giới đánh giá cao bởi hương vị ngon bậc nhất của nó mà không loài cua nào sánh bằng. Hiện nay, vấn đề cung cầu ngày càng chênh lệch khiến giá cua Hoàng Đế đỏ luôn ở mức cao, mức tiêu thụ thì ngày càng tăng trong khi quá trình khai thác ngày càng khó khăn bởi nhiều tác động chi phối.

Giá cua hoàng đế đỏ hiện nay có thể lên tới cả chục triệu đồng cho một ký mà vẫn được khách hàng lựa chọn trên bàn tiệc, thậm chí nhiều nơi không có hàng để bán. Vì sao giá cua hoàng đế lại đắt đỏ như vậy? Và giá cua hoàng đế hiện tại bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!

Một số điểm đặc biệt của Cua Hoàng Đế Đỏ – Red King Crab

  • Cua Hoàng Đế Đỏ có màu đỏ rực rỡ đến đỏ đậm kèm những chiếc gai sắc nhọn bao phủ toàn bộ mai. Những đôi chân cực dài và đầy ắp thịt là đặc điểm rất dễ nhận dạng ở loại cua này.
  • Chúng sống ở những vùng nước ấm có độ sâu khoảng 200m – 250m như biển Bering, Norton Sound, quần đảo Aleutian và vịnh Alaska đến SE Alaska.
  • Cua Hoàng Đế Đỏ có 5 cặp chân nhưng chúng lại giấu một cặp chân vào bên trong bụng, 4 cặp còn lại là bao gồm 3 cặp chân đi bộ cùng cặp panh có móng vuốt dùng để bắt mồi và xé mồi làm thức ăn.
  • Tuổi thọ của cua có thể lên mức tối đa tới 30 năm, trung bình khoảng 25 năm.

Vì sao cua hoàng đế lại đắt tiền?

  • Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về loài cua này đã. Cua hoàng đế – King crab rất xứng danh vua của loài cua, vì chúng thuộc loại cua lớn nhất  thế giới. Mỗi con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8 mét, nặng hơn 10kg.
  • Cua hoàng đế đắt không hẳn vì kích thước lớn, mà do công đoạn bắt được nó rất khó khăn. Cua hoàng đế trưởng thành sống tại những vùng nước lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 – 5,5 độ C, và độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200 – 300 mét. Bởi vậy để bắt được cua hoàng đế là vấn đề rất khó khăn và nguy hiểm cho các ngư dân.
  • Cua hoàng đế rất chậm lớn, cần 7 – 10 năm để đạt kích thước tiêu chuẩn nên chẳng ai đầu tư nuôi bởi chi phái và thời gian nuôi quá lớn, chỉ có thể đánh bắt từ tự nhiên mà thôi.
  • Thịt cua hoàng đế chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, C, Folate, Magie…và chứa rất ít chất béo bão hòa nên rất tốt cho cơ thể người. Phần thịt trong chân cua hoàng đế giàu dinh dưỡng, thơm, ngon, săn chắc và có độ đậm cao, mang lại hiệu quả cao trong vấn đề tăng cường sinh lực cho nam giới.
Đọc thêm:  Top 10 món ngon với đầu cá hồi bạn và công thức làm

Cua-Hoang-De

Giá cua hoàng đế hiện nay bao nhiêu?

Hiện nay có 3 loại cua hoàng đế chính : Cua đỏ ( red), cua vàng ( golden), cua xanh ( blue). Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất bởi đây là loại cua có nhiều thịt nhất. Ngoài ra, còn có loại thứ tư là cua hoàng đế Scarlet, tuy  nhiên vì chúng quá khan hiếm nên thường ít được nhắc đến.

  • Cua đỏ: là loại cua có hương vị ngon nhất trong các loại cua, giá cho 1 kg cua hoàng đế đỏ tươi sống lên tới 1,1 – 3,2 triệu tùy theo size lớn bé. Đối với cua đông lạnh lâu ngày hoặc chân, càng cua hoàng đế thì có giá dao động từ 800 – 1,1 triệu đồng cho 1kg.
  • Cua vàng và cua xanh: Mặc dù giá trị dinh dưỡng không bằng cua đỏ nhưng hương vị thịt của hai loại cua này cũng thơm ngon không kém là bao. Giá của hai loại cua này nằm trong khoảng 1,5 – 2 triệu đồng cho 1 kg cua tươi sống tùy theo size. Và đối với cua đông lạnh có giá khoảng 600 – 900 ngàn đồng cho 1 kg.

Trên đây chỉ là giá cua hoàng đế tham khảo cho các bạn, giá cả thị trường luôn biến động theo  mùa, theo nguồn hàng nhập khẩu nên khi có nhu cầu thưởng thức cua hoàng đế các bạn có thể liên hệ trực tiếp tại các cửa hàng uy tín để có giá chính xác nhất nhé!

Cua-Hoang-De

Những điều thú vị ít ai biết về quá trình sinh tồn của Cua Hoàng Đế Đỏ

  • Cặp chân thứ năm giấu trong bụng con cái được sử dụng để giao phối và nuôi cua chưa trưởng thành hoặc dùng để làm sạch những quả trứng đã thụ tinh nằm ở trong bụng khoảng 11 tháng. Ở Cua Đực, cặp chân thứ năm dùng để tóm con Cua Cái để giao phối.
  • Cua Hoàng Đế Đỏ chỉ giao phối mỗi năm một lần, vào mùa xuân chúng di chuyển tới vùng nước nông hơn , con cái sẽ giải phóng ổ trứng đã được thụ tinh từ năm trước và thải ra một chất thu hút con đực tìm tới để giao phối.
  • Cũng trong thời gian này cua cái lột xác để tăng trưởng, mai cua cái lúc này rất mềm mại và mỏng manh nên dễ bị săn mồi. Vì vậy khi con đực tìm tới con cái sẽ dùng đôi chân thứ năm bám vào con cái bảo vệ trong nhiều ngày và thụ tinh cho con cái từ 50.000 trứng đến 500.000 trứng.
Đọc thêm:  Giá bán ghẹ bông đỏ, ghẹ đỏ

Cua Hoàng Đế Đỏ - Red King Crab

  • Khi trứng nở ra thành ấu trùng, chúng vẫn ẩn trong bụng cua cái gần một năm và nở thành Zoea rồi trôi tự do không thể kiểm soát được theo dòng hải lưu. Cua non sẽ lột xác sáu lần trong năm đầu đời để trở thành cua trưởng thành và đạt đến độ hoàn thiện vào khoảng năm năm tuổi.

Cua Hoàng Đế Đỏ - Red King Crab

  • Nguồn thức ăn chính của cua chính là các sinh vật ở tầng đáy như nhuyễn thể, cá,các loại động vật da gai, hai vỏ, và thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại.

Hành trình khai thác Cua Hoàng Đế Đỏ – Red King Crab như thế nào?

  • Việc khai thác Cua Hoàng Đế Đỏ có những quy định nghiêm ngặt, cơ quan chức năng Alaska quản lý ngành thủy sản một cách cẩn thận, chỉ cho phép các thuyền có giấy phép mới được đánh bắt.
  • Mùa khai thác Vua Cua Đỏ của Vịnh Bristol bắt đầu vào giữa tháng 10, chính là thời điểm giao phối của cua ở vùng nước nông hơn nên có thể đánh bắt dọc theo chuyến di cư của chúng.
  • Các ngư dân giữ lại những con cua đực trưởng thành đã bắt được, cua cái và cua chưa trưởng thành chưa đạt kích thước cho phép thì họ sẽ thả lại xuống biển theo quy định.
  • Để đánh bắt được Cua Hoàng Đế Đỏ, ngư dân đóng các khung có kích thước 7 x 7 feet ( tức 2,13m x 2,13m) bằng những thanh kim loại và xung quanh bao bọc lớp lưới chắc chắn. Những khe hở ở hai bên khung đủ để các cặp chân của cua len lỏi chui vào khi được thu hút bằng mùi hương của mồi cá tuyết Thái Bình Dương bên trong chậu.

Cua Hoàng Đế Đỏ - Red King Crab

  • Khi tàu di chuyển tới vị trí có mật độ cua cao, các ngư dân sẽ thả những chiếc chậu xuống và đánh dấu phao thời gian thả, trung bình tàu 100 feet có thể chứa 30 chậu.
  • Sau thời gian chờ đợi vài ngày, thuyền sẽ quay trở lại và kéo các chậu lên bằng các thiết bị vận chuyển nặng trên tàu bởi mỗi chậu có thể nặng tới cả tấn.
  • Các ngư dân sẽ đổ tất cả các chậu ra trên một bàn quay để phân loại, sử dụng thước đo để sàng lọc kích cỡ cua, đảm bảo chỉ giữ những con cua đực trưởng thành. Những con cua đã chọn lựa hợp pháp sẽ được đưa vào bể chứa bên dưới boong thuyền đã được cấp nước và oxy để đảm bảo chúng luôn tươi sống.
  • Sau khi các bể khổng lồ trên tàu đã chứa đầy Cua Hoàng Đế Đỏ thì ngư dân sẽ cho tàu quay trở lại bờ, cua sống sẽ được đưa ra khỏi thuyền trong lưới bằng cần cẩu và đưa vào nhà máy hải sản.